Tại sao sử dụng kem dưỡng da đắt tiền vẫn không thể sở hữu làn da sáng mịn? Đây là sai lầm của những ai mặc định dùng kem dưỡng và làm trắng sẽ có được làn da mơ ước.
Đới với các tín đồ làm đẹp, điều cuối cùng trong năm 2018 mà bạn có thể làm cho làn da của mình đó chính là "thay áo mới" để có gương mặt sáng mịn đón năm mới 2019.
Tuy nhiên, khi bạn chỉ rửa mặt và thoa kem dưỡng nhưng bỏ hẳn bước rửa mặt và tẩy tế bào chết, đồng nghĩa với việc bạn đang "nuôi dưỡng" lớp da chết, việc dưỡng da hoàn toàn không có tác dụng.
Đây là vấn đề chúng tôi muốn chia sẻ với bạn hôm nay. Tẩy tế bào chết thế nào cho hiệu quả để sở hữu làn da mịn màng đón năm mới 2019.
Sừng hóa khiến da nhiều khuyết điểm
Nhiều người thắc mắc mãi vì sao đã sử dụng rất nhiều mỹ p hẩm dưỡng da nhưng:
- Da vẫn không mịn màng, sần sùi, lỗ chân lông to.
- Da càng xỉn màu, không đều màu.
- Da lên nhiều mụn, đặc biệt là mụn ẩn, mụn đầu đen.
- Kem nền không ăn vào da, lớp make up dễ bị cakey (bột, nhiều vết hở trên da).
Thực chất, những biểu hiện trên cùng một số vấn đề khác đều bắt nguồn từ việc sừng hóa của da.
Quá trình sừng hóa (turn-over) bắt đầu từ lớp đáy của da. Các tế bào liên tục sản sinh tế bào mới, di chuyển và đẩy các lớp tế bào bên trên, cuối cùng hình thành lớp sừng và tróc khỏi da.
Thông thường, quá trình này mất khoảng 28 ngày. Trong đó, mất khoảng 14 ngày để đưa lớp sừng lên khỏi da và thêm 14 ngày nữa để đưa lớp da tróc ra ngoài.
Càng lớn tuổi, việc sừng hóa diễn ra càng chậm, điều này dẫn đến việc lớp sừng không tróc ra, dần tích lại tạo thành một lớp dày khiến da sần sùi. Ngược lại, nếu quá trình sừng hóa diễn ra nhanh sẽ khiến da dễ mất nước và trở nên khô ráp.
Vì vậy, để giữ gìn làn da mịn màng, việc loại bỏ lớp sừng, ngăn chặn quá trình sừng hóa. Hay nói một cách đơn giản hơn, việc tẩy tế bào chết phải là điều rất quan trọng.
Tại sao phải tẩy tế bào chết?
Việc tẩy tế bào chết nên được nhìn nhận một cách đúng mức, đây là bước thường bị bỏ qua trong quá trình chăm sóc da. Nhiều người lầm tưởng việc này khiến da mỏng và dễ kích ứng. Thực tế, nếu thực hiện một cách khoa học, da bạn chỉ đẹp lên chứ không yếu đi.
Bàn về quá trình sừng hóa, bạn hiểu được phần nào nhu cầu cần thiết của việc dưỡng ra rồi chứ? Theo nhiều beauty guru, tẩy tế bào chết là bước yêu thích, "không thể thiếu" và không mất nhiều thời gian (chỉ tầm 10 phút mỗi lần) trong quy trình dưỡng da.
Để có làn da sáng, khỏe và đều màu, việc tẩy tế bào chết cần được xem trọng. Điều này giúp chúng ta loại bỏ lớp sừng chết để lớp da mới có cơ hội đẩy lên bề mặt da.
Theo các beauty blogger, cách tốt nhất để có làn da đẹp là tẩy tế bào chết cho da từ 1-3 lần/tuần để ngăn chặn quá trình turn-over quá độ. Tẩy tế bào chết không chỉ làm mịn bề mặt da, đây là cách để dưỡng chất và kem dưỡng thấm sâu vào lớp hạ bì, giúp da khỏe từ bên trong.
Nhiều người nghĩ rằng, tẩy tế bào chết chỉ dừng ở việc tẩy da chết trên bề mặt (tức tẩy tế bào chết cơ học). Nếu muốn skincare nâng cao và sở hữu làn da "không tì vết", bạn hãy nghĩ đến chuyện tẩy tế bào chết hóa học.
Nguồn Internet